Tôn vinh nghệ nhân sơn mài: “Giữ lửa” cho làng nghề

Trải qua hơn 300 năm phát triển, nghệ thuật sơn mài của tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những vốn quý về mỹ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương, góp phần vào di sản truyền thống mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, với sự canh tranh khốc liệt của thị trường, quy mô sản xuất lẫn doanh thu của làng nghề đã thu hẹp đáng kể.

 Lãnh đạo tỉnh trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương” năm 2017 cho các cá nhân

Trong hoàn cảnh đó, nhiều nghệ nhân vẫn kiên định với nghề để gìn giữ và bảo tồn cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy, sự tôn vinh kịp thời các nghệ nhân là điều rất quan trọng để giữ lửa cho làng nghề.

Tôn vinh nghệ nhân sơn mài

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp (TP.Thủ Dầu Một) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống tại Quyết định số 3855/QĐ- UBND ngày 5-12-2008, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1328/QĐ-BVHTTDL ngày 6-4-2016.

Những năm gần đây, hoạt động của nghề sơn mài ở tỉnh có chiều hướng giảm, trên địa bàn chỉ còn khoảng 36 hộ/cơ sở sản xuất sơn mài. Nhiều hộ gia đình sản xuất sơn mài làm ăn nhỏ lẻ không đủ sức cạnh trên trên thị trường phải bỏ nghề; một số cơ sở sản xuất sơn mài lớn do không duy trì được nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng đang có nguy cơ phá sản.

Để kịp thời tôn vinh các nghệ nhân đang cống hiến trí tuệ, sức lực cho việc khôi phục, gìn giữ và phát triển ngành nghề nông thôn nói chung, nghề sơn mài nói riêng, ngày 30-9-2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND về việc quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, UBND tỉnh đã công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương” cho 16 cá nhân và danh hiệu “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương” cho 6 cá nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Đến nay, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp có 4 nghệ nhân ưu tú được Bộ Công thương công nhận, gồm các ông Trần Văn Khiêm, Lê Bá Linh, Trương Văn Tịnh, Nguyễn Hữu Sang và 2 nghệ nhân do UBND tỉnh công nhận gồm ông Đỗ Văn Lập và bà Nguyễn Thị Mộng Thắm. Việc vinh danh kịp thời các danh hiệu cao quý này đã khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi khôi phục, phát triển nghề truyền thống.

Tiếp tục “giữ lửa” cho làng nghề

Điều đáng mừng là hiện nay, nhiều nghệ nhân ở Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn còn giữ được ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề. Không những thế, họ còn chứng tỏ mình là những doanh nhân nhạy bén với thời cuộc, với thị hiếu tiêu dùng và thị trường. Việc tôn vinh nghệ nhân giỏi trong nghề theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh chính là sự quan tâm của tỉnh nhằm tạo động lực giữ lửa cho làng nghề sơn mài trong giai đoạn mới, phù hợp với định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch hiện nay.

Thực tế cho thấy, mấy năm trở lại đây, các tour du lịch đến tỉnh đã đưa khách về tham quan, tìm hiểu Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp. Đây là hướng đi phù hợp, đang phát huy hiệu quả. UBND TP.Thủ Dầu Một đang trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố.

Đây là tin vui cho làng nghề. Khi đề án được triển khai thực hiện sẽ mang lại diện mạo mới cho làng nghề. Làng nghề sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch đem lại thu nhập cho người dân nơi đây, đồng thời giúp bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài truyền thống của địa phương.

Theo nghệ nhân Lê Bá Linh, trong quá trình phát triển, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp luôn được sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan. Điều này đã tạo động lực rất lớn cho các nghệ nhân gắn bó với nghề sơn mài. Bên cạnh hỗ trợ về xúc tiến thương mại, phát triển du lịch gắn kết với làng nghề sơn mài, các cơ sở sơn mài hiện nay còn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Đến nay, Hiệp hội Sơn mài – Điêu khắc Bình Dương có 105 hội viên. Tổng doanh thu hàng năm của các hội viên đạt trên 130 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động. Đây là cơ sở quan trọng để địa phương bảo tồn và phát triển nghề truyền thống sơn mài – điêu khắc.

Một tín hiệu khả quan là mặc dù không còn sôi động như trước nhưng những năm gần đây, trên thị trường xuất khẩu, mặt hàng sơn mài tăng trưởng bình quân 5 – 7%/năm, trong khi đó thị trường nội địa tăng hơn 10%/năm. Đây là tín hiệu tốt cho ngành sơn mài. Cùng với đó, việc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đang đứng trước nhiều cơ hội để bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống đã có hàng trăm năm tuổi.

 

Giới thiệu sản phẩm độc đáo

Bình trà in logo

Quà tặng ngày 30/4 và 1/5 ý nghĩa – Giá cả hợp lý – Giao hàng toàn quốc

Quà tặng 30/4 và ngày 1/5 hàng năm không thể thiếu trong các doanh nghiệp....

GỐM SỨ BÁT TRÀNG – MEN MỚI MEN HỎA BIẾN

Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống về gốm sứ ở Việt...

ly sứ

Ly sứ Bát Tràng

Khi thưởng thức món thức uống ngon ngoài chất lượng thì người dùng còn rất...

Phin cà phê gốm Bát Tràng – Tinh hoa của Đất Việt

Thị trường hiện nay có nhiều loại phin cà phê như: phin nhôm, phin inox,...

Top 5 Bộ Ấm trà Bát Tràng không thể thiếu trong gia đình người Việt

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Người Việt với truyền thống hiếu khách bao đời...

Bộ bàn ăn gốm Bát Tràng-Sự lựa chọn hoàn hảo cho món quà tân gia

Nếu bạn muốn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và gây ấn tượng với...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *